Ke Truy Duoi Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, việc gắn tên Đại tướng và đường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình) làm một là tương xứng với Đại tướng và thuận lợi trong bối cảnh quỹ đường phố của Hà Nội không nhiều, đã quy củ.Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ quan điểm xung quanh một số đề xuất gần đây liên quan tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Một số đại biểu Quốc hội cho là điều đáng tiếc vì Quốc hội không dành thời gian mặc niệm Đại tướng trong buổi khai mạc. Ông nghĩ sao?Theo tôi vấn đề không phải là nhà nước có làm hay không mà cơ bản là người dân có tưởng niệm Đại tướng hay không.Sự ra đi của Đại tướng là sự kiện rất lớn, gợi rất nhiều suy nghĩ. Tôi thấy rất nhiều người nói đến chuyện sự ra đi của Đại tướng khiến chúng ta nhận ra nhiều vấn đề không chỉ về tình cảm mà về cả ý thức, không chỉ đối với cá nhân Đại tướng mà với cả một di sản một thế hệ để lại.
Ke Truy Duoi Có thể nói ngay đó chính là mối quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội. Còn lại chỉ nặng về vấn đề kỹ thuật để chọn một con đường hợp lý. Tính hợp lý ở đây rõ ràng là rất cần thiết. Có người đặt vấn đề, đổi tên những con đường đã có tên thành tên Đại tướng. Điều này nên hết sức tránh, nhất là việc những tên phố cũ cũng rất ý nghĩa, đáng lưu danh. Còn nếu là đường mới thì cũng phải xứng tầm với Đại tướng. Đây cũng là bài toán không dễ vì trên thực tế chúng ta chưa chuẩn bị gì cả.
Chúng tôi thấy có một ý kiến rất hay, tương xứng với Đại tướng mà thuận
lợi trong bối cảnh quỹ đường phố của Hà Nội không nhiều. Đó là gắn tên
Đại tướng và đường Điện Biên Phủ là một. Vì không gian đường này rất
đẹp, đi thẳng ra Ba Đình, nằm trong khu vực có các đường phố mang tên
những vị tướng yêu nước trong lịch sử. Còn đường ra sân bay Nội Bài,
chúng tôi cũng có kiến nghị nên đặt tên là đường Cách mạng tháng Tám –
con đường từ chiến khu về. Cách mạng tháng Tám là ở thủ đô mà đến giờ Hà
Nội vẫn chưa có con đường nào mang tên này trong khi ở Huế, TP. HCM đều
có đường mang tên này rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét